Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có một số thay đổi. Một trong số đó là nhạy cảm với những biến đổi ở môi trường bên ngoài. Biểu hiện thường gặp ở nhiều mẹ bầu đó chính là ho. Vậy nguyên nhân khiến bà bầu bị ho là do đâu? Làm thế nào để trị ho cho bà bầu an toàn?
1. Nguyên nhân bà bầu bị ho
Tình trạng ho kéo dài gây ra nhiều khó chịu và lo lắng cho bà bầu. Có rất nhiều nguyên nhân khiến các mẹ bầu bị ho như:
1.1. Do thay đổi thời tiết
Thời tiết giao mùa, trời đột ngột trở lạnh nhất là vào mùa thu và mùa đông là thời điểm bà bầu cần hết sức lưu ý. Đây là thời điểm thuận lợi để các vi khuẩn, virus phát triển và sinh sôi. Bà bầu rất dễ bị ho trong những ngày này.
1.2. Do hệ miễn dịch suy yếu
Ở giai đoạn mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ sẽ suy yếu hơn nhiều. Thêm vào đó là thời tiết thay đổi
1.3. Do trào ngược dạ dày acid
Thai nhi càng lớn, tử cung càng mở rộng kích thước để đáp ứng. Điều đó vô tình gây áp lực lên ổ bụng, dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày. Chính lượng acid dịch vị trào ngược lên cổ họng gây ho, thậm chí là buồn nôn và đau rát họng.
1.4. Do nhiễm các bệnh về đường hô hấp
Bà bầu bị ho do các bệnh như viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản kèm theo đau nhức, tức ngực,… thì cần đến gặp bác sĩ ngay.
1.5. Do môi trường xung quanh
Môi trường xung quanh nhiều khói bụi cũng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị ho.
1.6. Do dị ứng
Một số bà bầu bị ho khan do tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như: phấn hoa, khói bụi, nấm mốc, lông động vật,…
2. Các triệu chứng ho thường gặp ở bà bầu
2.1. Bà bầu bị ho khó thở
Thỉnh thoảng mẹ bầu sẽ thấy buồn nôn, tức ngực,… Nguyên nhân là khi hít thở, mẹ bầu cần nhiều oxi hơn. Do đó cần phải thở nhanh để lấy oxi vào cơ thể. Việc đó, gây áp lực lên cơ hoành làm mẹ thấy khó thở.
2.2. Bà bầu bị ho nghẹt mũi
Ở thời kỳ mang thai, hàm lượng estrogen cao khiến cho màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy dẫn đến nghẹt mũi.
2.3. Bà bầu bị ho do mọc tóc
Hiện tượng này khá phổ biến và hầu như mẹ nào cũng gặp phải. Nhiều người cho rằng ho mọc tóc là do tóc em bé làm cho bà bầu bị ngứa cổ, gây ra ho. Nhưng theo các chuyên gia, không có mối liên kết nào giữa bé mọc tóc và mẹ bị ho cả. Nguyên nhân thực sự là do sự thay đổi của hormon nội tiết.
3. Bà bầu bị ho có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
3.1. Đối với mẹ bầu đang mang thai 3 tháng đầu
Bà bầu bị ho trong giai đoạn này sẽ có những ảnh hưởng nhất định đối với thai nhi:
- Ho khiến thai nhi bị suy nhược, chậm phát triển: ho kéo dài khiến người mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon. Từ đó, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng, thiếu chất dinh dưỡng.
- Ho có thể gây nhiễm trùng thai nhi:
3.2. Đối với mẹ bầu đang mang thai 3 tháng cuối
- Ho có thể gây động thai và sinh non: Các cơn ho kéo dài sẽ kích thích vào tử cung của người mẹ. Khi ấy tử cung bị gò, dẫn đến động thai sớm hoặc sinh non.
- Tình trạng ho nhiều đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng hô hấp. Nếu không sớm điều trị sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đôi khi còn gây mất tim thai một cách đột ngột.
4. Làm thế nào để điều trị ho cho bà bầu?
4.1. Dùng mật ong
Từ lâu, mật ong đã được coi như phương thuốc trị ho, đau rát họng khá phổ biến trong dân gian. Mẹ bầu sử dụng mật ong rất an toàn và hiệu quả. Vị ngọt của mật ong sẽ giúp làm dịu cơn đau rát họng, tăng cường hệ miễn dịch, giảm ho nhanh chóng.
>>>> Xem thêm: [BẬT MÍ] 9+ mẹo trị ho bằng mật ong cho bé – Mẹ đã biết chưa?
4.2. Uống nước
Uống nước ấm cũng giúp làm dịu cổ họng, giảm ho hiệu quả. Ngoài ra, bổ sung nước cũng giúp cơ thể phục hồi, giảm triệu chứng khó chịu khi bị cảm lạnh, ốm sốt.
4.3. Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối 2 lần, vào sáng và tối sẽ giúp làm sạch đường hô hấp. Ngoài ra, nước muối giúp làm sạch dịch nhầy, loại bỏ các vi khuẩn có hại.
4.4. Dùng dầu khuynh diệp
Đây là vị thuốc giảm ho và điều trị cảm lạnh an toàn, hiệu quả với phụ nữ mang thai. Sử dụng bằng cách thoa chà nhẹ một ít dầu lên ngực, hoặc xông hơi giúp làm sạch đường thở.
4.5. Chanh
Vitamin C trong chanh chính là kháng sinh tự nhiên, kháng virus và vi khuẩn hiệu quả. Mẹ bầu có thể kết hợp sử dụng chanh vs mật ong rất tốt. Khi bị ho, mẹ bầu nên uống nước chanh pha ấm từ 1 – 2 lần mỗi ngày.
5. Phòng ngừa ho cho bà bầu như thế nào?
Với mẹ bầu, phòng ngừa bệnh và tăng sức đề kháng là điều hết sức cần thiết. Bởi việc sử dụng thuốc để điều trị ở giai đoạn mang thai sẽ ít nhiều có các tác dụng phụ. Sức khỏe mẹ bầu kém đi sẽ là điều kiện thuận lợi để các virus, vi khuẩn xâm nhập.
Do đó, phụ nữ mang thai nên chủ động tăng sức đề kháng bằng những cách sau:
5.1. Uống vitamin tổng hợp
Mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon miệng sẽ dẫn đến không cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo các mẹ có thể sử dụng vitamin tổng hợp để bổ sung dưỡng chất cần thiết. Tạo một lá chắn vững vàng bảo vệ sức khỏe của hai mẹ con.
5.2. Tiêm phòng vaccin đầy đủ
Phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai cần chú ý tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phù hợp để bảo vệ cho sức khỏe cả mẹ lẫn bé.
5.3. Nghỉ ngơi hợp lý
Mẹ bầu nên tránh làm những công việc nặng nhọc, làm việc quá sức, tránh căng thẳng, mệt mỏi. Hãy chú ý thư giãn và ngủ đủ giấc để cân bằng cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch.
Ngoài ra, bà bầu cũng nên chú ý không tiếp xúc với người ốm, mặc quần áo ấm khi ra ngoài vào trời lạnh. Bà bầu bị ho không phải là triệu chứng quá nguy hiểm. Nhưng không chủ quản, và phải phòng bệnh thật cẩn thận.