Điều mẹ cần làm khi bé con bị cảm lạnh

Ba mẹ lo lắng cho sức khỏe của con mình mỗi khi thời tiết thay đổi? Hãy lắng nghe dược sĩ của Cường Phế hướng dẫn chăm sóc khi bé có những biểu hiện của cảm lạnh nhé.

be-bi-cam-lanh
Đừng để cảm lạnh ảnh hưởng tới bé. (Ảnh minh họa)

Cảm lạnh thông thường

Triệu chứng: Ho, nghẹt hoặc sổ mũi, thi thoảng sốt nhẹ.

Mẹ cần làm gì?

Cảm lạnh là một dạng viêm nhiễm nhẹ ở mũi và cổ họng gây nên bởi một trong 200 loại virus khi bé hít phải. Lúc này, bạn hãy sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho bé và dùng vải xô sạch lau nước mũi cho bé.

Hệ miễn dịch của bé đang dần trưởng thành, do đó bé có thể bị cảm lạnh khoảng 7 lần mỗi năm. “Lần thứ nhất khiến mình rất lo lắng” – Chị Thùy Linh (Hà Nội) chia sẻ về bé Mít khi bé lần đầu tiên bị cảm lạnh, nhớ lại khoảnh khắc khi bé Mít mới 5 tháng tuổi. “Bé Mít không thể thở bằng mũi, mình cũng không thể nào cho bé bú sữa. Mình sau đó đã đưa bé đi tắm bằng cách xông hơi cho bé và sử dụng tinh dầu bạch đàn trong máy tạo độ ẩm thì thấy bé đỡ đi nhiều lắm.”

be-bi-cam-lanh-2
Xông hơi giúp trẻ bị cảm lạnh mau chóng phục hồi. (Ảnh minh họa)

Khi nào cần gọi bác  sĩ?

Cảm lạnh là căn bệnh thông thường. Tuy nhiên khi bé nhà bạn chưa đầy 3 tháng tuổi, cảm lạnh có thể biến chứng thành viêm phế quản cấp hoặc viêm phổi. Hãy theo dõi các triệu chứng để đưa bé đến bệnh viện khi các triệu chứng ngày càng nặng thêm và kéo dài nhiều hơn 3 ngày.

Nếu bé ít hơn 4 tuần tuổi và bị sốt trên 40 độ cần phải đứa bé đi khám ngay. Trong độ tuổi này, trẻ sơ sinh rất mau bị ốm vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, khi bé sốt trên 38 độ và có những biểu hiện như đau tai, mắt đỏ, biếng ăn, tã ướt liên tục thì đừng trần trừ, hãy cho bé đi khám vì rất có thể cảm lạnh đã biến chứng thành những bệnh nguy hiểm hơn.

Cúm

Triệu chứng: Giống như khi bé cảm lạnh nặng kèm theo sốt, có thể bị đi ỉa hoặc nôn mửa. Theo bác sĩ Lý tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ bị cúm hay khóc vì khi đó trẻ cảm thấy rất khó chịu.

Mẹ cần làm gì?

Đây là biểu hiện của nhiễm trùng đường hô hấp nặng mà các gia đình cần phải đặc biệt chú ý. Bé ít hơn 6 tháng tuổi có tỷ lệ nhập viện cao nhất và tỷ lệ tử vong vì cúm cũng cao nhất. Bởi vì, hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện cũng như trẻ quá bé để tiêm vác-xin phòng cúm. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, nếu mẹ đã tiêm vắc-xin khi mang thai thì tỷ lệ bé bị cúm sẽ giảm đi 41% trong 6 tháng đầu đời của bé. Cần phòng cúm cho tất cả những người trong nhà, bởi vì bé không tự nhiên bị nhiễm cúm mà chỉ lây cúm từ những người xung quanh.

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Trong những tháng dịch cúm hoành hành (từ tháng 11 tới tháng 4), nếu bé kèm theo sốt hãy tới gặp bác sĩ ngay. Sau khi xét nghiệm và chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ khuyên bạn một số thuốc kháng virus như Tamiflu, có thể khiến trẻ phục hồi trong vòng một ngày. “Tamiflu không được khuyến khích dùng cho trẻ ít hơn 12 tháng tuổi, nhưng khi bé có biểu hiện trầm trọng, chúng tôi sẽ cho bé sử dụng Tamiflu. Bởi vì bé càng ít tuổi càng dễ bị biến chứng nhiều hơn” – Bác sĩ Lý khẳng định.

Biến chứng phổ biến nhất của cúm là viêm phổi, phát triển từ sự di chuyển của virus cúm từ mũi, cổ họng tới phổi. Khi bé bị bội nhiễm virus dẫn tới viêm phổi, điều trị bằng kháng sinh là điều cần thiết.

Viêm phế quản cấp

Triệu chứng: có những triệu chứng của cảm lạnh thông thường, có thể bé sẽ bị ốm, cơn ho xuất hiện vài ngày sau đó. Bé gần như chỉ ho vào giữa đêm. Tiếng ho khàn khàn, ho thành từng tiếng rõ ràng như tiếng chó sủa, xuất hiện tiếng rít khi bé hít vào, nghe rất rõ ràng.

Mẹ cần làm gì?

Trẻ bị viêm phế quản cấp khi virus gây sưng ở thanh quản và khí quản. Khí quản và thanh quản rất gần nhau, khi cùng bị sưng lên sẽ khiến bé sợ hãi và hay khóc. Không khí đi qua thanh quản khi bé hít hoặc ho khan có xuất hiện tiếng rít.

Bác sĩ Lý chia sẻ: “Phần lớn virus gây bệnh cho bé thường rất ít khi khiến bé bị ho khan. Trẻ sẽ sớm khỏi viêm phế quản cấp nếu đường thở của bé hết sưng. Cha mẹ có thể áp dụng những cách đơn giản như xông hơi, sử dụng máy tạo độ ẩm, nhỏ nước muối sinh lý và hút mũi để làm dịu thanh quản và khí quản của bé”.

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Nếu bạn nghe thấy tiếng rít rất to từ bé, hoặc bé thở gấp, da gần xương sườn và cổ họng của bé kéo ra kéo vào theo từng nhịp thở, đó là lúc khí quản của bé đang đóng lại, cần gọi bác sĩ ngay.

be-bi-cam-lanh-3
Cần đưa bé tới bác sĩ khi bé xuất hiện những biểu hiện co thắt khí quản mạnh.  (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Lý nhấn mạnh: “Nếu cha mẹ sử dụng máy tạo độ ẩm và làm mát cho bé mà tình hình bé không tiến triển, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức!”

Viêm tiểu phế quản

Triệu chứng: cùng triệu chứng với cảm lạnh đi kèm với ho có đờm, thở khò khè và đi ngoài ra phân lỏng. “Các mẹ sẽ để ý thấy có chất nhầy trong phân của bé. Chất nhày đó do bé nuốt phải vì bé không thể tự khạc nhổ đờm trong họng ra được.” – Bác sĩ Lý chia sẻ.

Mẹ cần làm gì?

Bé bị viêm tiểu phế quản khi vi khuẩn tấn công làm sưng các ống nhỏ nhất trong phổi, còn được gọi là tiểu phế quản, tạo ra chất nhày gây tắc nghẽn.

“Các bậc cha mẹ thường cảm thấy lo lắng khi đọc những bài viết nói về biến chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ. Tuy nhiên, tất cả những biến chứng này chỉ xảy ra khi bé trước đấy đang có vấn đề về phổi nặng. Đối với các bé khỏe mạnh trước khi bị viêm tiểu phế quản, bé sẽ mau chóng khỏi bệnh và không bị sao cả. Nếu rơi vào trường hợp này, hãy chăm sóc như khi bé bị cảm lạnh thông thường.” – Bác sĩ Lý phân tích.

Picture14
Các mẹ có thể chăm sóc bé bị viêm tiểu phế quản như khi bị cảm lạnh thông thường.  (Ảnh minh họa)

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Nếu bé không chịu ăn khi xuất hiện những triệu chứng của viêm tiểu phế quản, đây là lúc các mẹ cần đến sự trợ giúp của bác sĩ. “Trẻ không thể vừa ăn vừa thở cùng một lúc, do đó biểu hiện rõ ràng nhất là khi trẻ không chịu bú sữa mẹ hoặc bú bình” – Bác sĩ Lý tư vấn. Một số biểu hiện khác có thể kể đến như: thở gấp, sổ mũi và co thắt.

Cường Phế – Người bạn đồng hành cùng trẻ nhỏ

Cường phế với thành phần từ những thảo dược lành tính trong tự nhiên bao gồm mào gà trắng, kha tử, bướm bạc tạo nên công dụng vượt trội giảm các triệu chứng ho, rát họng, khò khè, khó thở… đồng thời giảm tiết dịch niêm mạc, hạn chế sản sinh dịch đờm ở mũi, họng, tăng cường sức đề kháng để giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.

Khi sử dụng Cường Phế, các mẹ sẽ không phải lo lắng với những biến chứng của cảm lạnh như viêm tiểu phế quản, viêm phế quản cấp. Đặc biệt với vị ngon, dễ uống, sản phẩm đã trở thành người bạn đồng hành cùng trẻ nhỏ Việt Nam trong suốt thời gian qua.

Cường Phế hiện được phân phối tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc.

admin
Cường phế: trị ho đờm, sổ mũi, hen, viêm phế quản. PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng (Trường Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai) 'Cao lỏng Cường Phế thì tôi nghĩ là dùng cho những cháu bị ho, chảy mũi là tốt nhất'