Cảnh báo 5 bệnh trẻ thường gặp vào mùa đông. Các mẹ phải cẩn thận!

Mùa đông là thời điểm trẻ dễ mắc bệnh nhất. Nguyên nhân do hệ thống miễn dịch của bé suy yếu khiến cho các loại vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý và theo dõi sức khỏe của trẻ để sớm phát hiện các bệnh. Ở bài viết dưới đây, CƯỜNG PHẾ đã tổng hợp lại 5 bệnh trẻ thường gặp vào mùa đông để cha mẹ cần lưu ý. 

1. Sốt xuất huyết 

Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa đông. Sốt xuất huyết là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Dengue. Virus này thường được lây từ người sang người thông qua vật chủ trung gian. Đó chính là muỗi vằn. Khi vào cơ thể, bệnh sẽ có thời gian ủ từ 4-5 ngày rồi bắt đầu phát bệnh.

Cha mẹ có thể nhận biết bệnh sớm qua những dấu hiệu sau:

  • Sốt cao kéo dài, có thể cao tới 40 độ C
  • Đau đầu dữ dội
  • Người nổi mẩn
  • Phát ban
  • Bệnh tiến triển nặng có thể gây buồn nôn, nôn, bàn chân và bàn tay lạnh.

Bệnh sốt xuất huyết được xếp vào nhóm bệnh giao mùa nguy hiểm và có thể tiến triển nhanh. Có khả năng nguy cơ bùng dịch.

Phương pháp điều trị sốt xuất huyết chủ yếu là điều trị triệu chứng. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng, cha mẹ cần đưa trẻ ngay tới cơ sở y tế để điều trị.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng lưu ý phòng bệnh cho bé bằng cách:

  • Vệ sinh nơi ở, môi trường xung quanh sạch sẽ
  • Đậy những nơi có đựng nước như chum, bể để tránh muỗi sinh sản.
  • Mặc cho trẻ quần áo dài tay và bôi kem xua muỗi
  • Tối khi đi ngủ, nên mắc màn cho bé.

2. Bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng ở trẻ rất phổ biến và dễ lay lan. Nguyên nhân gây bệnh là do virus Coxsackievirus và Enterovirus. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh và có nguy cơ bùng dịch. Thời điểm trẻ mắc bệnh thường vào mùa đông.

Virus bệnh chân tay miệng có khả năng lây lan rất nhanh, truyền trực tiếp từ người sang người. Các con đường lây truyền virus nhiễm bệnh như:

  • Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
  • Trẻ tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước của người bệnh.
  • Lây qua bàn tay người chăm sóc trẻ.
  • Trẻ khỏe mạnh cầm, nắm đồ chơi vật dụng của trẻ mắc bệnh.

Các dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết bệnh:

  • Nổi bọng nước trên da
  • Loét niêm mạc miệng
  • Tiến triển nặng: gây khó thở, nôn và co giật.

Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm cơ tim,… Thậm chí còn có nguy cơ tử vong. Do đó, cha mẹ cần đưa con đi khám ngay nếu thấy những dấu hiệu trên để điều trị kịp thời.

Hiện nay chưa có vaccin phòng ngừa tay chân miệng. Biện pháp hiệu quả nhất là tránh tiếp xúc với người bệnh và rửa tay bằng xà phòng đúng cách.

Bệnh tay chân miệng trẻ dễ mắc vào mùa đông
Bệnh tay chân miệng trẻ dễ mắc vào mùa đông

3. Bệnh hen suyễn

Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản, là một trong những bệnh lý mạn tính đe dọa tới tính mạng con người. Không chỉ có người lớn, trẻ em cũng rất dễ mắc bệnh hen suyễn. Theo thống kê tại Việt Nam, có tới 8-10% trẻ mắc bệnh hen suyễn gia tăng vào mùa đông.

Hen suyễn là một trong những bệnh trẻ thường gặp vào mùa đông
Hen suyễn là một trong những bệnh trẻ thường gặp vào mùa đông

Triệu chứng đặc trưng của bệnh hen suyễn là trẻ hay ho khò khè kéo dài. Đặc biệt là có xu hướng gia tăng vào ban đêm hoặc lúc gần sáng.

Phương pháp điều trị chủ yếu cắt cơn hen và tránh biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ nếu thấy trẻ ho khò khè và tái phát nhiều lần, cần đưa trẻ đi khám ngay để điều trị.

4. Nhiễm trùng đường hô hấp

Nhắc tới những bệnh trẻ thường gặp vào mùa đông không thể kể đến bệnh nhiễm trùng hô hấp. Đây là một trong những bệnh lý dẫn đầu tỷ lệ tử vong hàng đầu ở trẻ.

Triệu chứng của bệnh rất đa dạng, trẻ dễ bị sốt cao vào mùa đông, ho, bỏ bú hoặc bỏ ăn. Một số trẻ gặp biểu hiện khác như chướng bụng, nôn, đi phân lỏng,…

>>> ĐỌC THÊM: Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ: dấu hiệu và nguyên nhân

Biện pháp phòng ngừa bệnh bao gồm:

+ Vệ sinh nơi ở và môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát.

+ Bổ sung cho trẻ nhiều chất dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch.

+ Tiêm đủ mũi vaccin giúp trẻ phòng tránh bệnh nhiễm trùng hô hấp.

5. Viêm phổi

Khi trẻ bị sốt vào mùa đông cũng có thể là dấu hiệu bệnh viêm phổi. Đây là bệnh lý rất hay gặp ở trẻ, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi.

Viêm phổi làm cho các tổ chức tại phổi bị viêm và ảnh hưởng chức năng hoạt động của phổi. Dấu hiệu nhận biết đó là thở nhanh, ho, sốt, ngạt mũi,…

Với trẻ có những triệu chứng nhẹ, có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu như bỏ bú, bỏ ăn, co giật, nổi vân tím toàn thân thì cần được nhập viện ngay để điều trị.

Viêm phổi là bệnh nguy hiểm trẻ dễ mắc khi thời điểm giao mùa
Viêm phổi là bệnh nguy hiểm trẻ dễ mắc khi thời điểm giao mùa

Cách phòng ngừa hiệu quả nhất là tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch. Cha mẹ cũng nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, cho trẻ mặc ấm mỗi khi ra ngoài. Tránh xa các nguồn bệnh lây nhiễm để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

Trên đây là những bệnh trẻ thường gặp vào mùa đông mà cha mẹ cần nắm rõ để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Vào mùa đông, thời tiết thay đổi tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển. Vì vậy, cha mẹ cần hết sức chú ý đến sức khỏe của con. Cần áp dụng các biện pháp hiệu quả và giữ ấm thân nhiệt cho trẻ.

admin
Cường phế: trị ho đờm, sổ mũi, hen, viêm phế quản. PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng (Trường Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai) 'Cao lỏng Cường Phế thì tôi nghĩ là dùng cho những cháu bị ho, chảy mũi là tốt nhất'