Trẻ bị ho là phản xạ của cơ thể để cố gắng loại bỏ các chất kích ứng, chất nhầy hoặc vật lạ ra khỏi đường thở. Tuy nhiên, không phải cơn ho nào cũng có triệu chứng và cách điều trị giống nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ phân biệt rõ 5 loại ho ở trẻ thường gặp và cách xử trí thích hợp để chăm sóc toàn diện sức khỏe cho bé yêu.
Nguyên nhân gây ho ở trẻ
Những cơn ho ở trẻ thường là biểu hiện khi cơ thể trẻ đang phản ứng lại với các yếu tố tác động bên ngoài như phấn hoa, bụi bẩn,… Hoặc khi bé tổng đẩy đờm ra khỏi đường thở. Những nguyên nhân khiến trẻ bị ho bao gồm:
Trẻ bị ho do viêm đường hô hấp trên:
Viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm các bộ phận ở đường hô hấp trên như mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi với các biểu hiện như: sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, ho nhiều, ho khan từng cơn, ho có đờm,…
Nguyên nhân gây bệnh là thường do một số virus và vi khuẩn lành tính gây nên. Đây là bệnh thông thường, có thể tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh hay tái phát nhiều lần sẽ ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt của trẻ.
Trẻ bị ho do viêm đường hô hấp dưới
Trẻ mắc các bệnh về viêm đường hô hấp dưới thường sẽ nặng và khó điều trị hơn. Vì bệnh viêm nhiễm đến các cơ quan, bộ phận ở đường hô hấp dưới, cụ thể từ thanh quản. Các bệnh về đường hô hấp dưới bao gồm:
- viêm phế quản
- Viêm phổi
- Viêm tiểu phế quản
Tác nhân gây bệnh này chủ yếu là do virus xâm nhập vào đường thở. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng bệnh của bé có thể biến chứng nặng hơn, ảnh hưởng đến đường thở, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Trẻ bị ho có các nguyên nhân khác
Các nguyên nhân khác khiến trẻ bị ho có thể nhắc đến như: môi trường xung quanh nhiều khói bụi, trẻ bị dị ứng phấn hoa,… Hoặc trẻ có biểu hiện như trào ngược dạ dày, thay đổi thời tiết.
Phân biệt 5 loại ho ở trẻ thường gặp
Trẻ bị ho kéo dài
Ho là phản ứng có lợi cho cơ thể để tống xuất đờm, vi khuẩn, hoặc các tác nhân lạ ra khỏi đường thở. Tuy nhiên, nếu trẻ ho kéo dài trong nhiều ngày thì có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh lý ở đường hô hấp.
Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Ho có đờm
Cơn ho này gây ra bởi chất dịch nhầy ở đường hô hấp dưới của trẻ. Bé sẽ có cảm giác nghẹt thở, khó thở, kèm theo sốt cao, ho kèm theo đờm. Nguyên nhân thường gặp là do trẻ bị viêm phế quản, viêm tiểu phế quản.
Ho khan từng cơn
Có nhiều nguyên nhân gây ho khan kéo dài từng cơn ở trẻ nhỏ. Một số nguyên nhân có thể kể đến như bệnh viêm phế quản, viêm tai, viêm mũi xoang,…
Ho khan từng cơn là triệu chứng ho thường gặp ở trẻ nhỏ
Trẻ bị ho gà
Các triệu chứng của ho gà tương tự như cảm lạnh. Tuy nhiên, các cơn ho có xu hướng phát triển nặng hơn về ban đêm. Khi bé bị ho gà, âm thanh phát ra giống với tiếng rít.
Trẻ ho kích ứng theo mùa
Ho kích ứng theo mùa ở trẻ thường xảy ra từ 0-3 tuổi, đặc biệt khi thời tiết giao mùa. Nếu để các triệu chứng như ho khan, sưng mũi kéo dài sẽ khiến tình trạng bệnh tiến triển thành viêm phế quản, viêm phổi.
Làm thế nào để điều trị ho dứt điểm ở trẻ?
Sử dụng thuốc điều trị theo từng loại ho
Tùy thuộc vào tình trạng trẻ ho nặng như ho khan, ho có đờm, sẽ có các loại thuốc điều trị khác nhau:
Ho khan kéo dài: trường hợp bé bị ho khan, ho dữ dội, không chảy nước mũi nên sử dụng thuốc trị ho trước khi đi ngủ.
Ho có đờm vừa phải: mẹ có thể cho bé sử dụng nhóm thuốc long đờm dễ dàng loại bỏ chất đờm nhầy. Trường hợp bé ho có đờm nhiều nhưng mũi không chảy, mẹ phối hợp dùng cả thuốc ức chế ho.
Trẻ ho đêm, ngạt mũi, chảy nước nước: mẹ phối hợp sử dụng thuốc kháng histamin – chống ngạt mũi – ức chế ho. Lưu ý: Nên sử dụng các thuốc trị ho này vào ban đêm, vì có thành phần histamin dễ khiến trẻ buồn ngủ.
Việc dùng thuốc trị ho liều lượng như thế nào thì cần có chỉ định của bác sĩ. Nên trước khi sử dụng, các mẹ nên lắng nghe tư vấn từ bác sĩ để có chỉ định chính xác nhất.
Mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ trường hợp bệnh nặng hơn
Mẹ có thể tham khảo sử dụng cao lỏng Cường Phế – sản phẩm trị ho được bào chế hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên lành tính. Có tác dụng giúp hỗ trợ giảm ho, ho có đờm, khò khè cho trẻ từ 3 tháng tuổi.
ĐỌC THÊM: Trị ho cho trẻ, chữa viêm phế quản cho trẻ bằng Cao Lỏng Cường Phế
Sử dụng các bài thuốc trị ho theo kinh nghiệm dân gian
Đối với trường hợp trẻ ho nhẹ trong ngày và không có hiểu hiện nghiêm trọng, mẹ có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian trị ho sau:
- Chanh/quất hấp mật ong: rửa sạch quả chanh hoặc quả quất, đem thái lát (không cần bỏ vỏ) rồi cho từ 2 – 3 thìa mật ong, bỏ vào hấp trong 10 – 15 phút. Ngậm lát chanh/quất trong họng và có thể nhai nuốt để giảm ho
- Dùng lá húng chanh: lấy vài lá húng chanh đem rửa sạch, giã nhỏ chỗ lá này, chắt lấy nước uống khoảng 2 lần/ngày.
- Cam hấp muối : Mẹ chỉ cần cắt một phần vòng tròn xung quanh chóp quả cam để tạo nắp. Sau đó rắc 1 muỗng cà phê muối lên mặt cam. Đậy cam lại, cho vào chén và hấp cách thủy 15 phút.
Một số phương pháp chăm sóc trẻ khi bị ho
- Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi: nhiều trường hợp trẻ bị ho kèm tăng tiết nước mũi gây khó thở, ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến trẻ khó chịu khi ăn. Thì bậc phụ huynh nên nhỏ nước muối sinh lý vào mũi có thể giúp giảm chất nhầy trong mũi và giảm sưng đường hô hấp, giúp trẻ có thể ho tống đờm ra dễ dàng hơn.
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn: bổ sung nước có thể giúp giảm chất nhầy ở mũi và đường hô hấp, trẻ sẽ đỡ khó thở và ho cũng dễ dàng hơn.
- Sử dụng máy làm ẩm không khí: sẽ giúp trẻ dễ thở hơn vào ban đêm và giảm kích ứng gây ho.
- Gối cao đầu khi ngủ: Mẹ có thể kê thêm 1 chiếc gối cao hoặc một chiếc khăn vào gối, để giúp trẻ thở dễ dàng hơn.
Bệnh ho của trẻ là triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, các mẹ khi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng cụ thể sẽ dễ dàng hơn trong việc điều trị. Hãy theo dõi các bài viết khác ở trên website của Cường Phế để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.
>>>Đọc thêm: giảm huyết áp với 2 gói trà Linh Chi