Bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em là bệnh lý thường gặp mỗi năm. Ít nhất trẻ sẽ mắc 1 đến vài lần trong một năm. Vậy bệnh có những biểu hiện nào và có cách nào để phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em. Các mẹ hãy cùng tham khảo thông tin qua bài viết này nhé.
Dấu hiệu bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em
Bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em có thể hoàn toàn tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh các triệu chứng gây nên có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ hoặc để lại triệu chứng nặng nề nếu không được điều trị phù hợp. Các biểu hiện thường thấy của bệnh ở trẻ em mẹ có thể nhận biết như:
– Trẻ bị sốt: Sốt là biểu hiện thường thấy của bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em. Thân nhiệt của trẻ tăng cao và thay đổi tùy vào các thời điểm trong ngày. Trẻ bị sốt cao hơn vào buổi chiều tối và ban đêm.
– Chảy nước mũi và nghẹt mũi: Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh cần lưu ý dấu hiệu này bởi việc nghẹt mũi có thể dẫn đến tắc đường thở của trẻ, trẻ bị ngưng thở dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
– Ho, đau họng: Bé ho húng hắng hoặc ho nhiều, ho theo cơn đôi khi có đờm hoặc cũng có trường hợp ho khan. Ho kèm theo tình trạng họng đỏ, sưng và đau rát, khó chịu.
Phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em
Phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em là yếu tố được đặt lên hàng đầu khi chăm sóc trẻ nhỏ. Vào thời điểm giao mùa mẹ nên áp dụng các biện pháp sau đây để giúp trẻ phòng bệnh hiệu quả.
– Giữ ấm cơ thể:
Khi thời tiết thay đổi vào mùa thu đông, cơ thể bị lạnh là điều kiện tốt để vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh hô hấp ở trẻ em. Mẹ nên giữ ấm các vị trí đầu, tay, chân, bụng và lưng của trẻ đặc biệt là vùng chân nơi có nhiều mạch huyệt, giữ ấm chân sẽ giúp bé giảm mắc bệnh viêm đường hô hấp.
– Đảm bảo môi trường sống sạch khuẩn:
Không gian của gia đình, phòng ở của trẻ và xung quanh nhà cần được vệ sinh sạch sẽ. Cần loại bỏ nguy cơ tiềm ẩn nhiễm vi khuẩn, virus cho trẻ. Bên cạnh đó mẹ cũng nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các đồ chơi của trẻ.
– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ:
Khi tắm rửa cho trẻ mẹ có thể thêm 1 vài giọt tinh dầu tràm giúp trẻ thoải mái hơn. Bên cạnh làm ấm cơ thể còn có tác dụng làm giảm khả năng nhiễm bệnh về hô hấp. Bên cạnh đó cần áp dụng thường xuyên các biện pháp:
- Cắt móng tay, móng chân thường xuyên.
- Rửa tay sạch sẽ sau trước và sau khi ăn uống.
- Vệ sinh răng miệng, súc miệng sạch sẽ nhất là trước khi đi ngủ
- Rửa tay chân sau khi chơi đồ chơi, chơi thể thao,…
- Với trẻ sơ sinh chú ý hạn chế trẻ cho tay vào miệng.
– Tăng cường sức đề kháng cho trẻ:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi việc cho bú 100% bằng sữa mẹ giúp củng cố hệ miễn dịch của trẻ. Nên cho trẻ bú ngay 1 giờ sau khi sau sinh đến khi trẻ được 24 tháng mới dừng lại. Nguồn sữa mẹ giúp cung cấp năng lượng cho trẻ lớn và giúp trẻ tăng đề kháng.
- Với các trẻ lớn hơn mẹ cần bổ sung các chất dinh dưỡng, nhiều rau xanh, rau củ quả giúp trẻ tăng sức đề kháng.
– Tiêm vắc xin phòng cúm.
Mỗi năm 1 lần mẹ nên cho trẻ tiêm vắc xin phòng cúm bên cạnh các vắc xin trong hệ thống chương trình tiêm chủng quốc gia. Mẹ có thể đưa bé đến các cơ sở y tế để được tư vấn rõ và cụ thể các loại vắc xin và kiểm tra tình trạng của trẻ trước khi tiêm.
– Giữ ấm cho cổ của bé:
Uống một cốc nước ấm vào buổi sáng giúp trẻ làm ấm họng và còn giúp thanh lọc cơ thể. Bên cạnh đó vào buổi sáng sớm và buổi tối hoặc khi trời lạnh mẹ nên quấn thêm khăn ở vùng cổ, giữ ấm cổ cho bé. Lưu ý nên quấn khăn lỏng để bé được thoải mái.
– Tạo thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài:
Với trẻ lớn hơn đã có thể đeo khẩu trang. Mẹ nên hình thành cho trẻ thói quen đeo khẩu trang thường xuyên để hạn chế lây nhiễm mầm bệnh từ môi trường và từ những người xung quanh.
– Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh:
Khi có các dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ, mẹ không nên tự ý mua và cho trẻ dùng thuốc kháng sinh dễ gây tác dụng phụ hoặc nhờn thuốc. Trường hợp biểu hiện nhẹ mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dân gian trị ho. Hoặc áp dụng biện pháp hạ sốt an toàn để làm giảm triệu chứng giúp bé dễ chịu hơn. Mẹ nên quan sát các biểu hiện và cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám khi các biểu hiện nặng hơn, trẻ khó chịu, quấy khóc.
>>> Xem thêm: Những điều cha mẹ cần lưu ý khi con bị viêm phế quản
Trên đây là một số thông tin về dấu hiệu bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em mà mẹ có thể dễ dàng nhận biết và gợi ý những cách phòng ngừa bệnh hô hấp ở trẻ em. Hy vọng bài viết của Cường Phế sẽ đem lại nhiều thông tin bổ ích cho mẹ trong quá trình cùng con lớn lên.