Trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì, kiêng gì?

Sức đề kháng ở trẻ là điều quan trọng giúp trẻ ngăn ngừa bệnh tật, bảo vệ cơ thể tránh khỏi virus, vi khuẩn. Vậy đối với trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì, kiêng gì để cơ thể khỏe mạnh?

Trẻ bị viêm tai giữa nên kiêng ăn gì?

Việc kiêng cữ đối với các bệnh nhi bị viêm tai giữa vô cùng quan trọng.Nhiều phụ huynh sơ ý không để ý việc cần kiêng cữ đồ ăn cho con dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng. Sau đây là những thực phẩm mà trẻ bị viêm tai giữa nên kiêng ăn:

  • Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn những loại thực phẩm cứng, dai hoặc những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, quá ngọt sẽ khiến cho đờm vướng ở họng.
  • Không cho trẻ ăn các loại thực phẩm làm kích thích tạo mủ hoặc làm tăng tình trạng đau nhức như là: đồ nếp, đồ hải sản, tôm cua, thịt đỏ như thịt bò…
  • Không nên ăn những hoa quả có tính nóng như là: sầu riêng, mít, xoài, vải,nhãn…

Lưu ý :Nếu như mẹ đang cho con bú thì cũng nên kiêng những thực phẩm kể ở trên, vì nếu ăn vào cũng sẽ tiết ra sữa, cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của  bé.

2.1. Trẻ đang bú mẹ

Tiếp tục cho bé bú mẹ với tần suất cao hơn. Bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào. Đồng thời có chứa nhiều kháng thể, rất tốt cho hệ miễn dịch của bé. Không nên cho trẻ bú nằm. Vì sữa có thể chảy ngược vào trong tai làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

2.2. Trẻ đã ăn thức ăn

Viêm tai giữa khiến trẻ cảm thấy đau đớn mỗi khi nhai. Chính vì vậy nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, soup, thịt luộc mềm.

Nhìn chung chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm tai giữa cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch. Cũng như đảm bảo cân nặng cho trẻ.

Trẻ bị viêm tai giữa nên ăn những loại thực phẩm gì?

Bên cạnh việc kiêng những thực phẩm trên, tùy vào từng độ tuổi của bé, phụ huynh nên cho trẻ  dùng thêm những loại thực phẩm dưới đây để quá trình trị bệnh nhanh chóng có kết quả hơn:

  • Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt, các loại nước uống tự làm tại nhà và trái cây khô.
  • Vitamin C hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể, giúp bạch cầu tiêu diệt các mầm bệnh. Thêm vitamin C vào chế độ ăn với các thực phẩm như rau lá xanh, các loại quả mọng như việt quất…
  • Vitamin A (như gan bò, cà rốt hoặc cà tím xào mềm) và kẽm (cà rốt, cà chua) cũng giúp giảm tình trạng viêm tai giữa nhờ tính chống oxy hóa.
  • Sử dụng dầu ô liu, dầu cá và dầu dừa, thực phẩm chứa nhiều chất béo như omega – 3. Dầu dừa còn đặc biệt rất tốt cho sức khỏe vì tính kháng khuẩn của nó. Bạn cũng nên ăn những thực phẩm tươi và nhiều đạm.

Cách phòng tránh bệnh cho trẻ

  • Nuôi con bằng sữa mẹ tối thiểu 6 tháng. Vì trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật, vì thế không nên cho trẻ cai bú sớm, tối đa cho trẻ bú 6 tháng đầu.
  • Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Giảm tiếp xúc với nhiều trẻ khác, nhằm ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp trên – nguyên nhân gây viêm tai thường xuyên.
  • Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ nhất là bàn tay, mũi họng.
  • Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước, có thể dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lí vệ sinh tai, mũi cho trẻ, nhưng sau đó phải dùng tăm bông sạch thấm khô tai tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.
  • Cho trẻ tiêm chủng đúng lịch, vì một số loại vaccine có thể giúp ngăn ngừa viêm tai.

 

admin
Cường phế: trị ho đờm, sổ mũi, hen, viêm phế quản. PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng (Trường Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai) 'Cao lỏng Cường Phế thì tôi nghĩ là dùng cho những cháu bị ho, chảy mũi là tốt nhất'