Bệnh viêm tai giữa: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị đúng cách

Trẻ bị viêm tai giữa
Trẻ bị viêm tai giữa

Trẻ bị viêm tai giữa là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa đông. Cứ khoảng 5 trẻ thì 3,4 trẻ có dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa 1 lần. Vậy viêm tai giữa ở trẻ như thế nào?Có nguy hiểm không và cách xử trí như thế nào hiệu quả? Các mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Bệnh Viêm tai giữa ở trẻ là gì?

Viêm tai giữa là hiện tượng viêm nhiễm tồn tại ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa. Bệnh này có thể gặp ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Nhưng nhiều nhất vẫn là trẻ nhỏ.

Viêm tai giữa ở trẻ là bệnh thường gặp vào mùa đông
Viêm tai giữa ở trẻ là bệnh thường gặp vào mùa đông

Theo thống kê, viêm tai giữa là căn bệnh thường gặp khi mùa đông tới, chỉ sau viêm đường hô hấp.Trẻ em ở độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi là thường gặp nhiều nhất. Nếu chẳng may mắc bệnh và không điều trị đúng cách, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bé sau này.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa

Nguyên nhân xảy ra là do sưng ở 1 hoặc 2 ống vòi nhĩ. Các ống vòi nhĩ bị sưng có thể là do cảm lạnh, viêm họng; vi khuẩn, virus phát triển trong dịch gây viêm tai giữa, tạo mủ.

Ngoài ra cục “thịt dư” ở phía trên họng, sau mũi cũng có thể gây ảnh hưởng đến bệnh. Nhiệm vụ chính của cục thịt này là chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi cục thịt này bị nhiễm trùng có thể lan ra ống thông, làm nghẽn đường ống này.

Viêm tai giữa có biểu hiện như thế nào?

Cơ thể trẻ rất nhạy cảm nên nếu thấy khó chịu, bé sẽ thể hiện ra ngay. Đối với trẻ còn nhỏ, chưa phát triển kỹ năng giao tiếp, các mẹ có thể chú ý đến những biểu hiện sau:

  • Trẻ hay khó chịu, quấy khóc, uể oải.
  • Trẻ sốt cao, có thể lên tới 38 – 39 độ
  • Trẻ bỏ ăn, ăn không ngon, khó ngủ
  • Hay lấy tay chạm vào tai hoặc kéo vành tai, dụi tai
  • Xuất hiện dịch mủ, có mùi hôi, keo đặc và chảy ra ngoài
  • Không phản ứng với âm thanh hoặc giảm thính lực.
  • Nặng hơn trẻ còn có biểu hiện nôn trớ, đi ngoài.
  • Đối với trẻ có nhận thức, trẻ sẽ thường nằm nghiêng về bên không bị viêm.

Bệnh sẽ không gây quá đau đớn, khó chịu. Nhưng nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp biến chứng nghiêm trọng.

Viêm tai giữa ở trẻ có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nếu như phát hiện sớm, tiến hành điều trị đúng cách có thể chữa khỏi bệnh. Ngược lại, nếu cha mẹ chủ quan, không điều trị sớm có thể khiến trẻ gặp 1 số biến chứng:

  • Gây áp xe, nhiễm trùng tai
  • Là yếu tố dẫn đến các bệnh như viêm họng, viêm mũi.
  • Sức nghe suy giảm, có nguy cơ mất thính giác.
  • Bé bỏ ăn, chán ăn có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
  • Bé bị viêm tai giữa có thể dẫn đến nhiễm trùng tai, tổn thương màng nhĩ.

Giai đoạn đầu mới chớm bệnh là thời điểm vàng để điều trị bệnh cho trẻ. Nếu cha mẹ để lâu hoặc kéo dài, tình trạng bệnh sẽ càng nghiêm trọng. Việc điều trị khi ấy càng phức tạp, tốn nhiều chi phí. Vì vậy, cha mẹ cần tận dụng khoảng thời gian vàng để chữa trị cho trẻ.

Tại sao trẻ dễ bị bệnh viêm tai?

Hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, sức chịu đựng kém nên dễ bị vi khuẩn, virus tấn công.

Bộ phận vòi nhĩ ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện, các chất thải , bụi bặm và tạp chất không thoát ra được. Tình trạng ứ đọng kéo dài dẫn đến bệnh viêm tai giữa.

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là do mắc các bệnh amidan, viêm họng, không điều trị tận gốc, tái phát nhiều lần gây biến chứng.

Điều trị viêm tai giữa ở trẻ

Khi những biểu hiện của trẻ không thuyên giảm, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám bệnh.

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh sớm để kịp thời điều trị
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh sớm để kịp thời điều trị

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh viêm tai được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể của trẻ mà bác sỹ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp.

+ Giai đoạn sung huyết

Cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, kết hợp kháng viêm chống phù nề, hạ sốt, giảm đau.

+ Giai đoạn ứ mủ

Nếu chuyển sang giai đoạn ứ mủ, có thể cân nhắc trích rạch mạch nhỉ dần lưu mủ. Kết hợp với thuốc điều trị toàn thân như giai đoạn sung huyết.

+ Giai đoạn vỡ mủ

Viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn cuối, dịch mủ sẽ tự phá vỡ mỏng nhất của màng nhĩ chảy ra ngoài qua ống tai nghe.

Cách phòng tránh bệnh cho trẻ

Cha mẹ có thể phòng tránh bệnh cho trẻ bằng các cách sau:

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ mắc bệnh cảm lạnh.
  • Giữ ấm cho trẻ.
  • Cho bé bú mẹ để giúp nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra khi bú sữa bình tư thế nằm sữa có thể đổ và chảy vào tai trẻ. Do đó, mẹ nên cho bé bú ở tư thế ngồi.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Kiểm tra xem trẻ đã được chích ngừa phế cầu, vắc xin ngừa cúm chưa. Tiêm vắc xin có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp ở trẻ em.
Giữ trẻ ấm vào mùa đông giúp trẻ tránh các bệnh cảm lạnh
Giữ trẻ ấm vào mùa đông giúp trẻ tránh các bệnh cảm lạnh

Trên đây là những điều cần biết về bệnh viêm tai giữa các mẹ cần chú ý. Các cha mẹ phải lưu ý quan sát trẻ và vệ sinh mũi họng thường xuyên. Như thế có thể sẽ giúp cho trẻ tránh được bệnh, thông thoáng đường thở. Hạn chế các bệnh về đường hô hấp.

Cần tư vấn về các bệnh đường hô hấp cho con, các mẹ có thể liên lạc đến tổng đài 0395.595.576.

admin
Cường phế: trị ho đờm, sổ mũi, hen, viêm phế quản. PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng (Trường Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai) 'Cao lỏng Cường Phế thì tôi nghĩ là dùng cho những cháu bị ho, chảy mũi là tốt nhất'