Trẻ 7 tháng bị sổ mũi – Điều trị như thế nào?

Trẻ 7 tháng tuổi bị sổ mũi - điều trị như thế nào
Trẻ 7 tháng tuổi bị sổ mũi - điều trị như thế nào

Trẻ 7 tháng sẽ có sức đề kháng yếu hơn nên rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, thường gặp nhất đó là triệu chứng sổ mũi. Tuy nhiên, các mẹ không nên quá lo lắng vì tình trạng bệnh có thể điều trị được. Nhưng không phải mẹ nào cũng biết cách điều trị trẻ 7 tháng bị sổ mũi đúng. Hiểu được điều đó, Cường Phế chia sẻ các mẹ bí quyết trị sổ mũi cho trẻ 7 tháng tuổi. Mời các mẹ cùng đón đọc nhé.

Bệnh sổ mũi là gì? 

Bệnh sổ mũi là tình trạng thường gặp ở trẻ khi mắc các bệnh đường hô hấp. Đặc biệt là đối với những trẻ có sức đề kháng kém. Bệnh nghe tưởng chừng đơn giản, nhưng không điều trị kịp thời có thể tiến triển nặng. Trẻ sẽ gặp một số biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản,…

Sổ mũi là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm đường hô hấp cấp 
Sổ mũi là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm đường hô hấp cấp

Nguyên nhân khiến trẻ 7 tháng bị sổ mũi

Trẻ bị cảm lạnh, cảm lạnh

Đây là nguyên nhân thường xuyên gặp ở trẻ. Đặc biệt là ở trong thời điểm giao mùa. Khi trẻ 7 tháng bị cảm lạnh sẽ gặp 1 số triệu chứng như ho, sổ mũi, hắt hơi,… Thông thường, các triệu chứng này sẽ kéo dài 1 tuần sẽ biến mất. Nhưng đối với trẻ sức đề kháng yếu, có thể dẫn đến sổ mũi dai dẳng.

Trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm là nguyên nhân thường xuyên khiến trẻ bị sổ mũi
Trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm là nguyên nhân thường xuyên khiến trẻ bị sổ mũi

Trẻ bị viêm xoang

Khi trẻ 7 tháng tuổi bị sổ mũi kèm theo dịch nhầy màu xanh lá hoặc vàng thì là biểu hiện bệnh viêm xoang. Nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh là do trẻ thường xuyên mắc các bệnh viêm đường hô hấp trẻn. Nhưng điều trị không dứt điểm, để lâu ngày dẫn đến viêm xoang. Bệnh này có thể gây ra nhiều nguy hiểm như viêm não, nhiễm trùng huyết.

Trẻ bị dị ứng

Dị ứng phấn hoa, lông chó mèo cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi. Ngoài ra, môi trường sống nhiều khói bụi cũng là nguyên nhân bé bị sổ mũi. Biện pháp là vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, xử lý triệt để tình trạng rụng lông chó mèo.

Do bệnh viêm mũi họng

Trẻ 7 tháng bị số mũi nguyên nhân chính là do viêm mũi họng. Trẻ ở tuổi này còn bé, chưa biết xì mũi như nguời lớn. Khiến cho các dịch đờm nhầy tích tụ lại, gây sổ mũi.

Điều trị cho trẻ 7 tháng bị sổ mũi đơn giản

1. Nhỏ nước mũi sinh lý

Nếu trẻ 7 tháng bị sổ mũi có dịch màu trắng trong, mẹ chỉ cần nhỏ nước muối 0,9% mỗi ngày 2-3 lần, mỗi bên 3-4 giọt. Nếu trẻ có dịch đờm chuyển sang màu vàng xanh, mẹ nên đưa bé đi khám Tai – Mũi – Họng để tìm nguyên nhân bệnh.

Lưu ý: các Mẹ chỉ nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ. Không nên dùng thuốc nhỏ mũi của người lớn.

2. Uống nhiều nước ấm

Bố mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước như nước lọc, nước trái cây; ưu tiên cho trẻ ăn các thức ăn dạng lỏng như súp, cháo,… Như vậy sẽ khiến cho dịch mũi lỏng hơn, mẹ có thể vệ sinh dễ dàng hơn. Nếu trẻ còn đang bú mẹ, thì mẹ cần tránh hạn chế ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán.

3. Tắm cho trẻ bằng nước gừng ấm

Đây là cách dân gian được nhiều mẹ lựa chọn vì tính hiệu quả cao. Mẹ chỉ cần lấy nước ấm vừa đủ, pha cùng với gừng đã nướng qua. Hơi nước gừng ấm giúp làm lỏng dịch mũi, bé có thể xì mũi hoặc mẹ dễ dàng làm sạch hơn.

Sau khi tắm xong, mẹ có thể thoa chút dầu gió lên lòng bàn chân của bé trước khi đi ngủ. Đồng thời, xoa dầu gió theo chiều kim đồng hồ ở vùng ngực và bụng.

4. Nằm cao đầu khi ngủ

Khi trẻ 7 tháng bị sổ mũi, mẹ nên thay đổi tư thế ngủ cho trẻ. Mẹ nên đặt gối cao hơn để tránh ngăn nước mũi chảy ngược, gây ngạt mũi.

5. Massage mũi cho bé

Thư giãn vùng mũi với các bài massage đơn giản. Sẽ mang lại hiệu quả giúp trẻ mau hết sổ mũi, nghẹt mũi. Nếu trẻ bị nghẹt mũi trái, hãy cho trẻ nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại.

Mẹ dùng ngón trỏ bấm nhẹ vào huyệt nghinh hương ở hai bên cánh mũi, day day vài phút. Mỗi ngày thực hiện 3-4 lần, sẽ thấy giảm hẳn số lần trẻ bị chảy nước mũi.

Biện pháp phòng tránh cho trẻ 7 tháng bị sổ mũi

  • Đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài đường để tránh khói bụi, virus.
  • Vệ sinh sạch nơi ở, phòng chơi và phòng ngủ của trẻ.
  • Nên cho trẻ ăn nhiều rau củ quả tươi nhiều vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng.
  • Tạo thói quen cho trẻ uống nhiều nước.
  • Hướng dẫn trẻ cách rửa tay thường xuyên, không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
admin
Cường phế: trị ho đờm, sổ mũi, hen, viêm phế quản. PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng (Trường Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai) 'Cao lỏng Cường Phế thì tôi nghĩ là dùng cho những cháu bị ho, chảy mũi là tốt nhất'