Cảm cúm trẻ em – Mẹ đã biết những điều này chưa?

Cảm cúm là bệnh phổ biến, đặc biệt là với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh tới rất nhanh kèm theo nhiều triệu chứng nặng hơn cảm lạnh thông thường. Những biểu hiện xuất hiện trong 2 đến 3 ngày từ khi bé bị ốm.

Triệu chứng cảm cúm bao gồm:

  • Trẻ nóng sốt có thể lên tới 40 độ C nhưng lại có cảm giác ớn lạnh.
  • Trẻ cực kỳ mệt mỏi.
  • Đau đầu.
  • Ho khan,
  • Đau họng.
  • Bụng đau và có thể bị nôn.

Một số gia đình thường nhầm lẫn triệu chứng của cảm cúm với đau bụng. Bởi vì không giống với người lớn, bệnh cảm ở trẻ em có thể gây ra đau bụng, buồn nôn hoặc nôn.

Picture1
Cảm cúm là một trong những bệnh phổ biến nhất ở trẻ em. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị cảm cúm?

Có ba tác nhân virus chính gây ra bệnh cảm cúm. Virus cúm A (cúm gia cầm) và cúm B là nguyên nhân chủ yếu gây ra dịch cúm hàng năm. Virus cúm C xảy ra ở các trường hợp ít hơn 2 chủng virus còn lại.

Virus cúm lây lan như thế nào?

Cảm cúm có tính lây lan cực kỳ cao, đặc biệt khi trẻ em vui đùa, tiếp xúc với nhau tại trường học. Virus cúm lây lan khi trẻ hít vào những ti nhỏ liti trong không khí của trẻ bị nhiễm cúm lúc hắt hơn, ho, hoặc khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với chất dịch nhờn, đờm của trẻ bị cúm.

Dịch cúm có nguy cơ bùng phát nhanh ở nơi công cộng. (Ảnh minh họa)

Cúm có khả năng lan truyền trước khi trẻ bắt đầu có triệu chứng 1 ngày, và từ 5 đến 7 ngày sau khi trẻ ốm. Bệnh có thể dễ dàng lây từ bé này sang bé kia qua đồ vật như bút chì, đồ chơi, máy vi tính, điều kiển, thìa, dĩa và đặc biệt là khi trẻ tiếp xúc trực tiếp bằng tay với nhau

Cảm cúm với cảm lạnh khác nhau như thế nào?

Cảm  lạnh và cảm cúm có những biểu hiện rất giống nhau. Nhưng nhìn chung, cảm lạnh có biểu hiện nhẹ hơn cúm. Để tránh nhầm lẫn cúm với cảm lạnh để có những cách điều trị đúng, các mẹ có thể tham khảo bảng tổng hợp phân biệt triệu chứng của 2 căn bệnh này.

[table id=trieuchungtrebicum /]

 Làm cách nào để phòng ngừa cảm cúm cho bé?

Cách tốt hất để ngừa cúm là tiêm vắc-xin cho bé hằng năm. Bác sĩ khuyên các gia đình nên tiêm cho các bé từ 6 tháng tuổi trở đi.

Picture13
Tiêm vắc-xin là phương pháp phòng cúm hữu hiệu nhất. (Ảnh minh họa)

Trẻ em 2 năm tuổi không có triệu chứng thở khò khè, hen suyễn có thể sử dụng vắc-xin dạng xịt vào ống mũi. Phụ nữ mang thai hoặc người chăm sóc trẻ ít hơn 6 tháng tuổi cùng cần tiêm phòng vắc-xin để phòng cho bé không bị lây từ mình.

Cảm cúm có biến chứng không?

Câu trả lời là có. Những biến chứng này bao gồm nhiễm trùng xoang, viêm phổi hoặc viêm tai. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu những triệu chứng cảm cúm của trẻ không giảm sau 3 đến 4 ngày, cùng với những triệu chứng như khó thở, đau tai, nghẹt mũi hoặc đau đầu.

Trẻ ít hơn 2 năm tuổi, kể cả những trẻ đang khỏe mạnh, chiếm nhiều trường hợp nhập viện nhất khi bị nhiễm cảm cúm.

Những biện pháp chữa cúm tại nhà liệu có hiệu quả?

Có rất nhiều phương pháp điều trị tại nhà giúp trẻ phục hồi. Một số phương pháp đơn giản mà hiệu quả đó chính là:

  • Cho trẻ nghỉ ngơi thật nhiều.
  • Cho trẻ uống nhiều nước (sữa mẹ, nước lọc, nước hoa quả).
  • Sử dụng những liệu pháp từ thiên nhiên giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.

Theo lời khuyên của các bác sĩ, cha mẹ không nên tự ý lựa chọn thuốc ho hoặc thuốc cảm cho con mình, đặc biệt là cho trẻ dưới 4 tuổi. Hãy hỏi ý kiến tư vấn của các chuyên gia sức khỏe trước khi cho trẻ uống bất cứ lại thuốc gì.

Hãy gọi ngay tới số HOTLINE: 18001232 (miễn cước gọi) để được tư vấn bỏi dược sĩ khi con bạn có những triệu chứng của bệnh cúm nhé.

Nếu bé có những biểu hiện như nghẹt mũi, các mẹ có thể sử dụng bóng hút mũi để loại bỏ dịch nhày, hoặc nhỏ nước muối sinh lý vào hốc mũi của trẻ.

Một sổ trẻ có khả năng bị những biến chứng phức tạp của cảm cúm. Hãy liên hệ với bác sĩ khi bé bạn nhỏ hơn 5 tuổi trong khi bị cảm cúm mà có những biểu hiện của hen suyễn, hoặc viêm phổi, các vấn đề về tim hoặc bị đi ngoài.

Khi nào cần đưa trẻ tới bệnh viện?

Mẹ cần đặc biệt lưu ý đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi bé có những biểu hiện sau đây:

  • Bé khó thở, bé không thấy dễ chịu hơn khi đã được mẹ hút mũi.
  • Da bé trở nên xanh hoặc xám lại.
  • Bé ngày càng có những biểu hiện bất thường, ốm hơn tất cả những lần trước đây của bé.
  • Bé không chịu uống nước hoặc có biểu hiện mất nước như không có nước mắt, ít khóc hơn, tiểu ít (các mẹ có thể kiểm tra tã của bé). Bé hay cáu kỉnh và mệt mỏi.
  • Bé bị co giật.
admin
Cường phế: trị ho đờm, sổ mũi, hen, viêm phế quản. PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng (Trường Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai) 'Cao lỏng Cường Phế thì tôi nghĩ là dùng cho những cháu bị ho, chảy mũi là tốt nhất'