Trẻ sơ sinh bị ho – 4 phương pháp điều trị an toàn, hiệu qủa

trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao
trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao

Trẻ sơ sinh bị ho là vấn đề được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm đặc biệt vào thời điểm giao mùa. Tiếng ho của bé là biểu hiện của rất nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe. Các bậc cha mẹ cần có kiến thức vững về vấn đề này để có các xử trí kịp thời.

Hiểu thế nào về hiện tượng ho ở trẻ sơ sinh?

Ho được coi là một phản xạ có lợi cho cơ thể của con người, hành động này giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây bệnh và “tống xuất” các loại dị vật lọt vào đường hô hấp ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, khi cơ thể chúng ta mắc một số bệnh liên quan tới đường hô hấp, ho được coi là hoạt động giúp đường hô hấp trở nên thông thoáng, tống xuất đờm và các dịch mũi họng ra bên ngoài, đem lại cảm giác thoải mái và dễ chịu.

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị ho
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị ho

Theo các chuyên gia sức khỏe, có hai kiểu ho điển hình ở trẻ mà các mẹ cần lưu ý:

  • Ho khan: Ho khan là dấu hiệu xuất hiện khi trẻ bị cảm lạnh hoặc bị dị ứng. Sở dĩ trẻ bị ho trong trường hợp này là do thanh quản bị viêm và khí quản sẽ phản ứng bởi sự thay đổi nhanh chóng của nhiệt độ về chiều tối và ban đêm. Đôi khi các bé thường xảy ra triệu chứng thở khò khè khi ngủ.
  • Ho có đờm: Đây chính là biểu hiện của bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Khi bị mắc bệnh này, trẻ thường có các triệu chứng như ho có đờm nhầy có màu xanh hoặc màu trắng.
  • Triệu chứng và nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới các em bé sơ sinh bị ho

Trẻ sơ sinh bị ho có thể do cảm lạnh

Cảm lạnh là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị ho. Tình trạng này xuất hiện khi thanh quản của các bé có dấu hiệu bị viêm hoặc do các phản ứng khí quản dưới sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ hay thời tiết mỗi khi về tối và ban đêm.

Chảy nước mũi thường là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bé đã bị cảm lạnh. Nước mũi lúc đầu sẽ trong, sau đó trở nên đặc hơn và có màu vàng xanh sau vài ngày. Các triệu chứng khác ngoài ho khò khè, chảy nước mũi có thể thấy ở bé là sốt, hắt hơi.

trẻ sơ sinh bị ho do cảm lạnh
Trẻ sơ sinh bị ho do cảm lạnh

Do dị ứng

Nếu cơn ho xuất hiện đột ngột và kéo dài dai dẳng, kèm theo một số tiếng rít khó chịu thì có thể lúc này bé đã bị hen suyễn hoặc gặp phải các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, khói thuốc hoặc lông của động vật.

Trường hợp trẻ sơ sinh có biểu hiện sốc phản bệ thì cần đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Hen suyễn

Trẻ bị ho dai dẳng về đêm hoặc thở khò khè, khó thở có thể trẻ đang bị hen suyễn. Thông thường các bác sĩ thường đợi cho bé đến 1 tuổi mời chuẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên vẫn có thể kê đơn thuốc điều trị hen suyễn cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi để xem các triệu chứng có đáp ứng với điều trị hen suyễn không.

Trẻ sơ sinh bị ho do hen suyễn
Trẻ sơ sinh bị ho do hen suyễn

Do vi khuẩn, virus

Nếu trẻ sơ sinh bị ho dai dẳng, thời gian kéo dài và kèm theo một số triệu chứng như khó thở, tiếng khò khè. Thì có thể do cổ họng của bé có vướng một dị vật nào đó hoặc bé bị nhiễm vi khuẩn, virus…

Trẻ sơ sinh mắc các bệnh hô hấp

Khi trẻ sơ sinh bị ho và kèm theo sốt cao trên 38 độ, khó thở thì đây có thể là dấu hiệu của việc các bé bị mắc bệnh liên quan tới đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản hoặc viêm họng cấp.

Trẻ bị trào ngược dạ dày

Khi trẻ bị trào ngược dạ dày, các acid dịch trào ngược lên thực quản của các bé, gây ra các triệu chứng như ợ chua, nóng rát và ngứa cổ, đồng thời gây ra hiện tượng ho kéo dài.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ khi trẻ sơ sinh bị ho

Nếu bé nhà bạn đang có những biểu hiện sau thì cần đưa bé đi khám ngay lập tức:

  • Ho khò khè, khó thở
  • Thở gấp hoặc không đều
  • Rạo rực trong lồng ngực
  • Màu da hơi xanh
  • Sốt 38,3°C đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng hoặc trên 39° C đối với trẻ trên 3 tháng
trẻ sơ sinh hay phải nằm viện
Trẻ sơ sinh hay phải nằm viện

Vì trẻ sơ sinh không thể nói thành lời các triệu chứng và cảm giác của mình, nên nếu gặp những biểu hiện trên tốt nhất bạn nên cho bé đi khám bác sĩ nhi khoa để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Các phương pháp điều trị tại nhà khi trẻ sơ sinh bị ho

Các loại thuốc Tây và kháng sinh từ lâu đã trở thành sự lựa chọn khi chúng ta thấy các triệu chứng ho, sốt, sổ mũi…. Tuy nhiên chức năng gan, thận của các bé sơ sinh vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh nên việc sử dụng thuốc Tây chưa có hiệu quả tốt, thậm chí có thể gây ngộ độc hoặc vàng da. Đặc biệt, các chuyên gia sức khỏe cũng thường khuyên các bậc cha mẹ không nên sử dụng các loại thuốc Tây với trẻ dưới 1 tuổi.

Thay vì sử dụng thuốc Tây và kháng sinh các bậc phụ huynh có thể sử dụng một số phương pháp tự nhiên để điều trị khi trẻ sơ sinh bị ho.

Sai lầm khi trị ho cho trẻ bằng thuốc tây và kháng sinh
Sai lầm khi trị ho cho trẻ bằng thuốc tây và kháng sinh

 Sử dụng nước muối

Ho khan đồng thời có thể đi kèm với các triệu chứng ho có đờm hoặc sổ mũi làm cho các dịch tiết này chảy xuống phía sau thành họng khiến cho bé có cảm giác khó thở và ho dữ dội. Sử dụng nước muối sinh lý được coi là bài thuốc đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc sát khuẩn, làm loãng dịch nhầy trong mũi giúp đường thở của bé được thông thoáng, ngăn chặn sự lây lan của các loại vi khuẩn.

Các bậc phụ huynh có thể nhỏ nhẹ nhàng vài giọt nước muối vào mũi  của bé sau đó chờ vài phút để dịch nhầy loãng ra rồi sau đó sử dụng ống hút mũi để làm sạch các dịch trong mũi của bé. Phụ huynh có thể sử dụng tay hoặc dụng các loại chai xịt chuyên dụng để đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện phương pháp này, cha mẹ cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm ảnh hưởng tới niêm mạc mũi của bé.

Sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh
Sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh

Sử dụng quất và đường phèn

Theo Đông y, quất có tính mát, vị chua ngọt, trong khi đó đường phèn có tính bổ tỳ. Khi kết hợp quất và đường phèn với nhau sẽ trở thành bài thuốc dân gian có tác dụng hiệu quả trong việc giảm ho, long đờm, kháng viêm và kháng khuẩn một cách hiệu quả.

Bài thuốc này được thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần cắt nhỏ khoảng 2 tới 3 quả quất xanh, sau đó cho vào chiếc bát hoặc cốc thủy tinh cùng với một ít đường phèn và đem hấp cách thủy trong khoảng 15 tới 20 phút. Sau đó để nguội và cho bé dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 1 thìa cà phê.

Trị ho cho bé bằng quất và đường phèn
Trị ho cho bé bằng quất và đường phèn

Sử dụng húng chanh

Các mẹ có thể áp dụng mẹo chữa ho khi trẻ sơ sinh bị ho bằng lá húng chanh. Loại lá này có chứa nhiều cavaron, có khả năng thải độc, trừ đờm vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị một nắm lá húng chanh khoảng 15-16 lá, 4-5 quả quất xanh đã được rửa sạch. Sau đó bạn cho tất cả vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn, sử dụng hỗn hợp này hấp cách thủy với đường phèn khoảng 20 phút. Các mẹ có thể cho trẻ uống mỗi ngày 2-3 lần đến khi nào trẻ chấm dứt hết cơn ho.

Lá húng chanh có tác dụng trị ho cho trẻ sơ sinh
Lá húng chanh có tác dụng trị ho cho trẻ

Sử dụng Cường Phế

Cường Phế được làm từ 5 loại thảo dược tự nhiên bao gồm:  Kha tử, Bướm bạc, Mào gà trắng, Tơ hồng xanh, Xương sông, đảm bảo an toàn cho các bé nên bạn hoàn toàn an tâm.

Sản phẩm được Bộ y tế cấp phép số 35924/2017/ATTP-XNCB. Sản phẩm đã được lưu hành tại hàng nghìn nhà thuốc trên cả nước, đã được PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi – BV – Bạch Mai khuyên dùng cho các bé.

Đặc biệt sản phẩm có khả năng hỗ trợ điều trị viêm phế quản, viêm phổi hen; phòng viêm đường hô hấp tái lại bằng cách thay đổi môi trường sống của vi khuẩn; giảm nhanh các triệu chứng của viêm đường hô hấp và nâng cao sức đề kháng cho các bé.

Sản phẩm thuộc dạng cao lỏng, có vị ngọt thanh dễ uống, dạng ống rất tiện lợi cho các mẹ. Hiện nay sản phẩm được bày bán tại nhiều hiệu thuốc nên bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm. Hoặc bạn có thể liên hệ hotline 1800. 1232 để được chuyên gia tư vấn chi tiết và đặt mua sản phẩm.

>>> Xem thêm: [Bật mí] 9+ mẹo trị ho bằng mật ong cho bé

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho

Dưới đây là một số lưu ý các mẹ cần lưu ý khi trẻ sơ sinh bị ho:

  • Giữ ấm cho trẻ, mặc quần áo đủ ấm cho bé và không để nhiệt độ điều hòa quá thấp
  • Giữ phòng và những nơi bé thường xuyên có mặt, vệ sinh đồ chơi của bé thật sạch sẽ
  • Cho bé ti theo nhu cầu, bạn nên chia thành nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường.
  • Khi sử dụng thuốc cần phải theo đúng quy định của các y bác sĩ.
mẹ cần lưu ý khi trẻ sơ sinh bị ho
Mẹ cần lưu ý khi trẻ sơ sinh bị ho

Trẻ sơ sinh bị ho là vấn đề khiến nhiều cha mẹ đau đầu và stress. Hy vọng với những chia sẻ của Cường Phế trên bài viết sẽ giúp bạn đọc có thể có trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức chăm sóc con nhỏ.

admin
Cường phế: trị ho đờm, sổ mũi, hen, viêm phế quản. PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng (Trường Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai) 'Cao lỏng Cường Phế thì tôi nghĩ là dùng cho những cháu bị ho, chảy mũi là tốt nhất'