Viêm phế quản co thắt dẫn tới hen phế quản?

Bé thường xuyên bị ho, nhiều đờm, có cơn khó thở..và được bác sĩ kết luận là viêm phế quản thể co thắt. Ngoài việc dùng kháng sinh, giãn phế quản, bé còn được kê thêm thuốc dự phòng cơn hen. Như vậy, viêm phế quản co thắt có dẫn tới hen phế quản không?

Với cùng biểu hiện đặc trưng là ho, sốt, sổ mũi, thở khò khè, … thậm chí viêm phế quản co thắt còn có tên  khác là viêm phế quản thể hen nhưng chúng là 2 bệnh khác hẳn nhau về cơ chế, nguyên nhân gây bệnh.

Trước tiên mẹ cần hiểu khi bé mắc viêm phế quản co thắt thường có biểu hiện như thế nào?

Nhiều khả năng bé mắc viêm phế quản co thắt khi mẹ thấy bé có những biểu hiện này:

  • Bé thường có dấu hiệu cảm trong 2 – 3 ngày đầu như ho, sổ mũi, sốt nhẹ.
  • Sau đó bé ho nhiều hơn như ho gà, kèm dịch đờm đặc, đôi khi nhầm lẫn với cơn ho có tiếng ran rít.
  • Có thể bị khó thở, thở nhanh hơn, khò khè.
  • Khi bé thở sẽ thấy lồng ngực hóp lại.
  • Sau khi ăn xong bé thường muốn nôn vì ngứa họng.
  • Nặng hơn bé có thể bỏ bú, tím tái.

Bé dễ mắc viêm phế quản co thắt vào thời điểm chuyển mùa trong năm, hoặc sau viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, … Khi có những biểu hiện này mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời. Tránh trường hợp chỉ tập trung điều trị triệu chứng.

Diễn biến bệnh viêm phế quản co thắt

Thông thường sau 2 – 3 ngày bé sẽ thở ngắn, nặng, thở co thắt. Cơn co thắt có thể kéo dài đến 7 ngày, ho kéo dài khoảng 14 ngày rồi giảm dần. Tuy nhiên, nếu hệ thống miễn dịch cơ thể bé yếu hoặc chưa hoàn thiện bệnh có thể kéo dài lâu hơn và tái phát sau đó nhiều lần.

Biến chứng thường gặp của bệnh là viêm tai giữa, có khoảng 20% trẻ gặp biến chứng này. Bệnh viêm phế quản co thắt có còn biến chứng nguy hiểm hơn như suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi nếu bé không được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Vì vậy, trong điều trị viêm phế quản co thắt, phòng tránh tái phát là vô cùng quan trọng và cần thiết; đặc biệt với bé có sức đề kháng kém, dễ mẫn cảm với vi khuẩn, thời tiết,..

Dù bé không còn biểu hiện của viêm phế quản co thắt nhưng mẹ vẫn cần quan tâm và theo dõi tình trạng của bé. Viêm phế quản có thể quay lại bất cứ lúc nào.

Viêm phế quản co thắt gây bệnh thế nào?

Phế quản gặp các tác nhân gây viêm như vi khuẩn, virus và giải phóng các chất trung gian hoá học gây viêm nhiễm, tạo ra những biểu hiện dễ nhận thấy như: xung huyết, ho, sốt nóng, … Vì bị “sưng” lên nên lòng phế quản bị chít hẹp gây ra co thắt dẫn đến tăng tiết dịch nhầy nên có nhiều đờm và làm bé khó thở, thở khò khè. Lúc này bé đã bị viêm phế quản co thắt.

Viêm phế quản co thắt

Viêm phế quản gây bệnh như thế nào?

Ngược lại với viêm phế quản co thắt, hen phế quản lại gây ra co thắt phế quản trước rồi mới gây ra biểu hiện viêm nhiễm hoặc chúng xảy ra đồng thời với nhau luôn nếu tác nhân gây lên cơn hen cho bé là vi rus hoặc vi khuẩn.

Hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính đường hô hấp với sự tham gia của nhiều tế bào Mast. Tế bào Mast được sản sinh khi cơ thể gặp vi khuẩn, virus, hoặc tác nhân dị ứng như phấn hoa, bụi, thuốc lá,… Những tế bào này góp phần làm tăng tính phản ứng của phế quản gây ra những cơn co thắt (hay còn gọi là cơn hen) đặc trưng bởi cơn khó thở xảy ra về đêm, gần sáng hoặc sáng sớm. Vậy, cơn co thắt phế quản hay cơn hen chính là biểu hiện đặc trưng của hen phế quản.

VPQ-a3

Hen phế quản có thể kèm theo hiện tượng của viêm hoặc không. Nếu tác nhân gây ra cơn hen phế quản là vi khuẩn, virus,.. sau những biểu hiện đặc trưng của hen bé sẽ xuất hiện thêm triệu chứng của viêm như: xung huyết, sốt cao, …

Trường hợp hen do những tác nhân dị ứng, bé không có biểu hiện viêm, cơn hen có thể mất đi khi không còn tiếp xúc tác nhân gây dị ứng. Bởi vậy nhiều khi chỉ thấy bé ho, thở khò khè mấy bữa rồi mới thấy bé sốt hoặc không sốt.

Đến đây thì chúng ta đã hiểu, viêm phế quản co thắt có tên khác nữa là viêm phế quản thể hen, viêm phế quản thể suyễn. Từ “hen” và “suyễn” ở đây không phải chỉ bệnh hen phế quản (hen suyễn) mà là chỉ cơn co thắt phế quản trong dân gian thường gọi là cơn hen, cơn suyễn. Cơn hen là tập hợp những phản ứng tự nhiên của cơ thể như ho, tăng tiết dịch nhầy (đờm, thở khò khè)  nhằm tống, đẩy dị nguyên ra khỏi cơ thể. Vậy các mẹ cần phân biệt rõ cơn hen và tên bệnh hen phế quản nhé.

Mẹ thấy không? Cơn co thắt phế quản hay cơn hen chính là biểu hiện chung nguy hiểm nhất của viêm phế quản co thắt và hen phế quản. Bởi nó có thể gây tắc đường thở dẫn đến tử vong. Chính vì vậy cách điều trị chung của viêm phế quản co thắt và hen phế quản chính là phòng tránh tái phát cơn hen.

Dự phòng hen theo cách nào?

Có đến 10% bé dưới 5 tuổi mắc viêm phế quản co thắt và bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần nên ngoài điều trị dứt điểm, chúng ta còn phải đặc biệt chú trọng đến phòng tránh tái phát bệnh cho bé.

Biểu hiện của 2 bệnh giống hệt nhau, mục tiêu nhắm tới đều là phòng tránh cơn hen nên dưới 5 tuổi dường như rất khó để phân biệt được bé mắc viêm phế quản co thắt hay hen phế quản. Vậy nên khi bé bị viêm phế quản có kèm những cơn co thắt, ngoài kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, bác sĩ thường kê thêm thuốc dự phòng hen hay nói cách khác là dự phòng các cơn co thắt phế quản, đặc biệt đối với bé có sức đề kháng kém, dễ mẫn cảm với vi khuẩn, thời tiết, …

Hiện nay, có nhiều chế phẩm tây y dùng dự phòng hen, thuốc thường ở dạng bột pha uống hoặc viên nhai, … Tuy nhiên, dạng bào chế này dễ khiến bé bị nôn trớ khi uống dẫn đến không đủ liều đáp ứng hay có thể gặp phải tác dụng phụ như biếng ăn, mệt mỏi, …

Viêm phế quản co thắt

ĐÔNG Y DỰ PHÒNG CƠN CƠ THẮT BẰNG BÀI THUỐC CỔ PHƯƠNG

Đông y dự phòng các cơn co thắt bằng bài thuốc cổ phương gồm: Tơ hồng xanh, Mào gà trắng, Xương sông, … Những dược liệu này chứa hoạt chất nhóm Flavonoid, tinh dầu giúp tăng cường sức bền của thành phế quản, từ đó hạn chế được những cơn co thắt phế quản, giảm tiết dịch niêm mạc đường hô hấp. Ngoài ra, bài thuốc cổ phương này còn tăng cường sức đề kháng đường hô hấp và chống bội nhiễm. Chính bởi vậy, bài thuốc cổ phương được lưu truyền trong y học phương Đông này ngăn ngừa hiệu được tái phát viêm phế quản.

Trong thời gian bé đang tái phát bệnh, thì việc tiêu diệt vi khuẩn để loại trừ yếu tố gây viêm nhiễm và giảm triệu trứng của bệnh cũng hết sức quan trọng

Loại bỏ nguyên nhân gây viêm nhiễm.

Trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn là cách điều trị nguyên nhân gây viêm trong tây y nhưng đồng thời tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi khiến cơ thể mất cân băng và suy giảm miễn dịch. Mẹ dễ nhận thấy nhất khi dùng kháng sinh là bé thường bị rối loạn tiêu hoá, chán ăn, mệt mỏi, …

Viêm phế quản co thắt

Còn trong y học cổ truyền thì việc điều trị viêm lại khá khác biệt. Mỗi loại vi khuẩn đều “yêu thích” 1 bộ phận trong cơ thể chúng ta. Do vậy, đông y dùng những dược liệu có khả năng làm thay đổi môi trường sống của vi khuẩn tại phế quản, khiến vi khuẩn không thích nghi được và chết. Phương pháp này khá an toàn nhưng không có tác dụng nhanh như kháng sinh nên các mẹ có thể dùng những chế phẩm chứa nhiều “kháng sinh” tự nhiên, ức chế sức sống của vi khuẩn tại phế quản như: Xương sông, Bướm bạc, Kha tử, … trong trường hợp bé nhiễm khuẩn nhẹ hoặc dùng cùng kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ khi bé bị nhiễm khuẩn cấp.

Giảm thiểu triệu chứng của Viêm phế quản.

Sốt nhẹ, ho khan, ho có đờm,  thở khò khè, thở rít từng cơn,.. là những biểu hiện điển hình của viêm phế quản. Mỗi triệu chứng đều là những phản ứng tự nhiên của hệ thống miễn dịch nhằm bảo vệ cơ thể. Ví dụ như ho, co thắt phế quản là phản xạ của cơ thể nhằm tống đẩy các chất tiết, dị vật, vi sinh vật,.. ra ngoài; hay như sốt là hiện tượng có thể sinh nhiệt trong quá trình hệ miễn dịch tạo ra nhiều bạch cầu để chống lại vi khuẩn gây hại.

Do đó, chỉ dùng thuốc hạ sốt khi bé sốt quá 38,5 độ thì các mẹ mới dùng thuốc hạ sốt cho bé. Bác sĩ sẽ kê thêm thuốc cầm ho, long đờm, thuốc giãn cơ trơn khi bé có biểu hiện ho nhiều, tăng tiết dịch nhầy, tiếng thở khò khè, rít lên từng cơn, … Với trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi, nên cân nhắc khi sử dụng thuốc tân dược do bộ máy chuyển hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện nên hệ miễn dịch của bé dễ bị suy giảm và bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần.

VPQ-a16

Thảo dược cầm nhanh triệu chứng của bệnh

Trường hợp bé không ở cơn cấp tính, không sốt cao, mẹ không nên cho bé dùng thuốc tân dược. Lúc này, mẹ có thể dùng các chế phẩm chứa thành phần thảo dược như: Tơ hồng xanh, Mào gà trắng, Xương sông …  giúp bé giảm ho, long đờm làm thông thoáng đường thở, từ đó giảm đi các biểu hiện khó thở như thở khò khè, thở rít từng cơn

Những thảo dược quý giúp ức chế vi khuẩn sống tại phế quản, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa tái phát viêm phế quản, được bào chế chuyên biệt dưới dạng ống uống, có vị thơm, ngon, dễ uống, đặt tên là sản phẩm Cường Phế – Một sản phẩm chuyên biệt giành cho bé viêm phế quản nói chung và đặc biệt là viêm phế quản co thắt (Viêm phế quản thể hen), cho công dụng vượt trội.

  1. Giảm các triệu chứng của Viêm phế quản như: Ho, rát họng, khò khè, khó thở…
  2. Giảm tiết dịch miêm mạc đường hô hấp khi thay đổi thời tiết, kích ứng hoặc các nguyên nhân khác.
  3. Bổ phế, giảm ho, tăng cường chức năng đường hô hấp.
  4. Tăng cường sức đề kháng làm giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp.

VPQ-a18

Thành phần của sản phẩm

Cường Phế phù hợp với 

  1. Trẻ em mắc viêm phế quản tái đi tái lại nhiều lần.
  2. Trẻ em có thời gian mới mắc hen phế quản (dưới 24 tháng).
  3. Tất cả các đối tượng có triệu chứng viêm phế quản, đặc biệt trẻ em (từ 3 tháng tuổi trở lên) như: sốt cao, ho rát họng, khò khè, khó thở, khạc đờm đục vàng hoặc xanh. Ngoài ra có cảm giác đau ngực, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy,…

CÁCH DÙNG CƯỜNG PHẾ VÀ LƯU Ý MẸ CẦN BIẾT

  • Bé dưới 2 tuổiNếu bé vẫn còn triệu chứng của bệnh thì dùng liều tấn công: 2 ống/ngày  chia 2 lần/ngày trong 15 ngày để giảm triệt để các triệu chứng ho, khò khè, sổ mũi,… Sau khi bé đỡ cho bé dùng liều duy trì 1ống uống 1 lần/ngày trong 2-3 tháng để cải thiện chức năng hệ hô hấp cho bé, tăng cường khả năng miễn dịch, tránh tái phát lại bệnh. Nên cho bé uống vào lúc sáng sớm chưa ăn gì và trước khi đi ngủ.
  • Bé từ 2 đến 6 tuổiNếu bé vẫn còn triệu chứng của bệnh thì dùng liều tấn công 2 ống/ngày chia 2 lần/ngày trong 20 ngày để giảm triệt để các triệu chứng ho, khò khè, sổ mũi…. Sau khi bé đỡ, cho bé dùng liều duy trì 1ống uống 1 lần/ngày trong 2-3 tháng để cải thiện các chức năng hệ hô hấp, tránh tái phát lại các triệu chứng bệnh. Nên cho bé uống vào lúc sáng sớm chưa ăn gì và trước khi đi ngủ.
  • Bé trên 6 tuổiNếu bé vẫn còn triệu chứng của bệnh thì dùng liều tấn công 3ống/ngày chia 3 lần/ ngày trong 20 ngày để giảm triệt để các triệu chứng ho, khò khè, sổ mũi…. Sau khi bé đỡ cho bé dùng duy trì 2 ống/ngày chia 2 lần/ngày trong 2-3 tháng để cải thiện chức năng hệ hô hấp, tránh tái phát lại các triệu chứng bệnh. Nên cho bé uống vào lúc sáng sớm chưa ăn gì và trước khi đi ngủ

Cần thêm tư vấn hay thông tin gì mẹ gọi đến tổng đài tư vấn (Miễn cước gọi) 1800 1232 để được chuyên gia giúp mẹ nhé.

admin
Cường phế: trị ho đờm, sổ mũi, hen, viêm phế quản. PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng (Trường Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai) 'Cao lỏng Cường Phế thì tôi nghĩ là dùng cho những cháu bị ho, chảy mũi là tốt nhất'