Cách điều trị các triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ tại nhà 

Bé bị chảy nước mũi phải làm sao?
Bé bị chảy nước mũi phải làm sao?

Mỗi năm bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ có thể ảnh hưởng trung bình 4 đến 6 lần tới các bé của chúng ta, thậm chí với các bé có sức đề kháng yếu có thể mắc đến 10 lần. Vậy triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ ra sao và có những cách nào có thể điều trị tại nhà hay không? Mẹ hãy cùng CƯỜNG PHẾ giải đáp ngay qua bài viết dưới đây nhé.

Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ là gì? Nhận biết như thế nào? 

Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ là gì?

Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em là tình trạng trẻ bị viêm nhiễm các bộ phận thuộc đường hô hấp trên như mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Các bộ phận này có chức năng lấy không khí từ bên ngoài cơ thể làm ấm và lọc không khí trước khi đi vào phổi. Khi có tình trạng viêm nhiễm xảy ra sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ gây nên tình trạng ho, sốt, trẻ mệt mỏi chán ăn, quấy khóc khiến các bậc cha mẹ lo lắng.

Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em có thể gây ra do nhiều nguyên nhân như dị ứng với khói bụi, thời tiết,… hoặc bị lây nhiễm các vi khuẩn như liên cầu khuẩn, tụ cầu,…

Đối với trẻ em bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, bệnh nhanh chóng biểu hiện ra bên ngoài. Tuy nhiên bệnh lại rất dễ tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Nhận biết bệnh viêm đường hô hấp trên như thế nào?

Trẻ nhỏ có thể xuất hiện một biểu hiện riêng lẻ hoặc đồng loạt xuất hiện các biểu hiện như: sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, khàn tiếng, mất tiếng, người mệt mỏi chán ăn, trẻ quấy khóc. 

Trong đó ho, sổ mũi và sốt là các triệu chứng thường gặp và gây khó chịu nhiều cho trẻ. 

Ho là triệu chứng thường gặp của viêm đường hô hấp trên
Ho là triệu chứng thường gặp của viêm đường hô hấp trên

Các triệu chứng này nếu được điều trị tốt sẽ khỏi sau 4-5 ngày hoặc chậm hơn khoảng 1 tuần. Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em có thể tự khỏi sau 1 tuần tuy nhiên việc điều trị sẽ giúp trẻ  giảm khó chịu, bệnh nhanh chóng kết thúc và không xuất hiện các biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng.

Điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ như thế nào hiệu quả? 

Cách điều trị sổ mũi, nghẹt mũi

Bé bị chảy nước mũi phải làm sao?
Bé bị chảy nước mũi phải làm sao?

Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em gây sổ mũi nhiều, nước mũi lỏng sau một thời gian nước mũi đặc sánh lại gây nghẹt mũi, khó thở, trẻ thở khò khè.

Trong trường hợp này mẹ có thể nhỏ mũi hoặc dùng sản phẩm xịt mũi bằng nước muối sinh lý. Mỗi ngày nhỏ 5 đến 6 lần. Sau 1 đến 2 ngày mẹ theo dõi nếu tình trạng này đã đỡ thì giảm số lần sử dụng. 

Nếu mức độ nghẹt mũi tăng lên đi kèm với các biểu hiện ho nhiều, sốt cao mẹ nên sớm đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám và bác sĩ chỉ định các loại thuốc kháng sinh phù hợp.

Cách hạ sốt khi trẻ bị bệnh viêm đường hô hấp trên

Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ gây sốt cao mẹ phải làm sao?

Cách hạ sốt khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên
Cách hạ sốt khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên

– Dùng nước nóng ấm và 1 vài chiếc khăn sạch để chườm cho trẻ. Nhúng khăn vào nước sau đó vắt thật sạch và sử dụng lau mặt, cổ, đặt chườm ở trán, nách, bẹn, bàn tay, bàn chân. 

Chườm nóng hạ sốt cho trẻ
Chườm nóng hạ sốt cho trẻ

– Sử dụng chanh cắt lát đặt ở lòng bàn chân cũng là cách đã được nhiều mẹ áp dụng. 

Đắp chanh tươi dưới lòng bàn chân là cách hạ sốt hiệu quả
Đắp chanh tươi dưới lòng bàn chân là cách hạ sốt hiệu quả

– Pha nước oresol theo tỷ lệ trên bao bì và cho trẻ sử dụng thường xuyên sẽ giúp bổ sung nước và chất điện giải, giảm tình trạng mất nước khi sốt. Cho bé ăn bổ sung cháo muối nấu loãng nếu đang không sẵn oresol.

– Bổ sung nước thường xuyên cho bé, nên sử dụng nước ấm.

– Nếu tình trạng sốt không giảm mẹ nên cho bé dùng thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định theo cân nặng và độ tuổi đã ghi trên hướng dẫn. Lưu ý: mỗi lần sử dụng cách nhau ít nhất 4 tiếng. Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ có thể gây sốt 39 đến 40 độ C, tốt nhất trong trường hợp bé sốt cao không hạ mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để có biện pháp hỗ trợ kịp thời tránh co giật, ảnh hưởng đến não hoặc tính mạng của trẻ.

Cách giảm ho trong điều trị bệnh hô hấp cho trẻ

Ho là triệu chứng thường gặp. Trẻ có thể ho húng hắng một vài lần trong ngày hoặc xuất hiện các cơn ho kéo dài. Giảm ho ở trẻ có nhiều cách trong đó cách sử dụng nhiều nhất là áp dụng các biện pháp dân gian và sử dụng các sản phẩm điều trị ho chế biến từ dược liệu lành tính.

Các biện pháp điều trị ho dân gian bao gồm:

  • Cánh hoa hồng và đường phèn
  • Lá húng chanh
  • Chưng lê trị ho
  • Dùng nước mật ong, chanh và gừng
  • Chưng mật ong và quất
  • Sử dụng nước mật ong ngâm chanh đào
Phương pháp dân gian hỗ trợ giảm ho khá tốt khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên
Phương pháp dân gian hỗ trợ giảm ho khá tốt khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên

>>> Xem thêm: 5 cách chữa ho đơn giản, dễ thực hiện cho bé tại nhà

Các cách trị ho này áp dụng dễ dàng, nguồn nguyên liệu rẻ và dễ tìm kiếm, an toàn. Được lưu truyền từ xưa cho đến nay các biện pháp này vẫn có hiệu quả trong điều trị ho. Tuy nhiên hiệu quả với từng bé khác nhau, tùy theo tình trạng bệnh và cơ địa của bé.

Sử dụng các sản phẩm thảo dược an toàn, lành tính

Các sản phẩm hỗ trợ điều trị ho có nguồn gốc dược liệu được ưu tiên sử dụng
Các sản phẩm hỗ trợ điều trị ho có nguồn gốc dược liệu được ưu tiên sử dụng

Theo chia sẻ của các mẹ thì Cường Phế hiện nay đang là sản phẩm được các mom tin dùng. Được chiết xuất từ cao kha tử, cao bướm bạc, cao mào gà trắng,… giúp kháng viêm mạnh, giảm ho, long đờm, tiêu viêm giảm tình trạng khó thở, thở khò khè ở trẻ

Cường Phế có dạng ống đơn liều nên mẹ có thể cho trẻ sử dụng luôn mà không mất công. Với dạng ống tiện lợi, mẹ có thể mang Cường Phế đi khắp nơi: khi đi học, khi đi chơi.

Chính vì vậy, Cường Phế luôn là sản phẩm được nhiều mẹ Việt lựa chọn cho con trong những tháng đầu đời.

Ngoài ra sản phẩm cũng được nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng.

>>> Xem thêm: Những điều cha mẹ cần lưu ý khi bé bị viêm phế quản

Kết luận:

Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ là bệnh thường gặp với tần suất 4 đến 6 lần mỗi năm ở trẻ em. Hy vọng những cách điều trị triệu chứng của bệnh tại nhà chúng tôi đã chia sẻ phía trên sẽ giúp ích cho mẹ trong quá trình chăm bé. Điều quan trọng nhất mẹ nên theo dõi thường xuyên các biểu hiện và nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được điều trị theo đúng phác đồ mẹ nhé.

 

admin
Cường phế: trị ho đờm, sổ mũi, hen, viêm phế quản. PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng (Trường Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai) 'Cao lỏng Cường Phế thì tôi nghĩ là dùng cho những cháu bị ho, chảy mũi là tốt nhất'