Cách xử trí khi trẻ bị viêm tai giữa đúng cách

Viêm tai giữa là bệnh vô cùng phổ biến ở trẻ. Theo thống kê, có khoảng 3/4 trẻ trong độ tuổi 6 tháng đến 3 tuổi bị mắc viêm tai giữa một lần. Vậy khi con bị viêm tai giữa, cha mẹ nên xử trí như nào?

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa ở trẻ là bệnh nhiễm trùng tai do virus, vi khuẩn gây nên. ( Cùng với đó là sự màng nhĩ xung huyết). Trong không gian tai ứ đọng dịch lỏng hoặc chảy mủ. Để điều trị bệnh cần sử dụng các biện pháp khử khuẩn, kháng sinh, tiêu viêm.

Để việc điều trị phù hợp và có hiệu quả, mẹ cần lưu ý điều sau:

  • Diễn biến của bệnh: bệnh ở giai đoạn nào, cấp tính hay mãn tính, có xuất hiện biến chứng không?
  • Thể trạng của trẻ có đáp ứng được việc điều trị không?
  • Mức độ rủi ro

Một số cách xử trí khi trẻ bị viêm tai giữa: 

Sử dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà

Đối với trường hợp trẻ bị viêm tai giữa nhẹ, các bác sĩ khuyên cha mẹ có thể không cần sử dụng kháng sinh ngay. Thay vào đó, cha mẹ có thể sử dụng các biện pháp sau cũng rất hiệu quả:

  • Chườm nóng tai để giảm sưng đau
  • Vệ sinh tai sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày
  • Kết hợp nhỏ dung dịch tai an toàn với trẻ

Ưu điểm: Triệu chứng bệnh giảm nhanh, không gây tác dụng phụ

Nhược điểm: Không hiệu quả đối với trường hợp bệnh nặng

Thuốc Tây Y để điều trị viêm tai giữa

Điều trị viêm tai giữa bằng thuốc Tây Y còn gọi là điều trị nội khoa. Phác đồ điều trị viêm tai giữa ở trẻ bao gồm các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh để diệt khuẩn: Amoxicillin hoặc Amoxicillin kết hợp clavulanate (Augmentin)
  • Dung dịch nhỏ tai: Ciprofloxacin, Hydrocortison, Ofloxacin
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Ibuprofen (Motrin)

Cha mẹ cần lưu ý nên đưa trẻ đi khám kịp thời nếu thấy dấu hiệu của bệnh để xác định nguyên nhân và có biện pháp thích hợp. Không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh điều trị nếu k có chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng sai liều, sai thuốc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

Khi sử dụng thuốc kháng sinh, các mẹ nên lưu ý sử dụng theo đúng liều lượng, không tự ý dừng thuốc kể cả khi con có dấu hiệu thuyên giảm. Sau khi hết đơn thuốc, các mẹ đưa con tái khám lại để bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh.

Lưu ý: 

– Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm tai giữa đối với bé dưới 6 tháng tuổi.

– Trẻ em trên 6 tháng tuổi – 2 tuổi nếu bị viêm tai giữa nhẹ thì nên sử dụng thuốc điều trị triệu chứng.

Ưu điểm: Triệu chứng bệnh giảm nhanh. Có thể điều trị viêm tai giữa cấp tính và mãn tính.

Nhược điểm: thuốc tân dược điều trị tuy hiệu quả nhưng kèm nhiều tác dụng phụ. Tùy theo cơ địa của từng trẻ, có thể không hợp thuốc, phải đổi thuốc liên tục.

Phẫu thuật chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Trường hợp trẻ dùng thuốc không hiệu quả, cha mẹ có thể đưa trẻ điều trị ngoại khoa. Các biện pháp này bao gồm: phẫu thuật hay đặt ống thông khí để dẫn lưu dịch.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, nếu trẻ mắc viêm amidan hoặc viêm xoang, bác sĩ sẽ khuyến khích chữa trị dứt điểm các căn bệnh này trước.

Với các thiết bị tiên tiến hiện tại, thời gian phẫu thuật không kéo dài quá lâu. Chi phí thực hiện sẽ đắt đỏ hơn so với các phương pháp khác, rơi vào khoảng 10 – 15 triệu đồng.

Ưu điểm:

+ Chữa khỏi viêm tai giữa cấp tính và mãn tính, ít để lại biến chứng

+ Thời gian thực hiện phẫu thuật tương đối nhanh

+ Khả năng tái phát thấp

Nhược điểm: 

+ Chi phí điều trị cao so với các phương pháp khác.

+ Cha mẹ cần lưu ý thực hiện phương pháp ở cơ sở uy tín để đảm bảo an tòan cho trẻ.

Cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em theo dân gian

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều mẹo chữa viêm tai giữa ở trẻ em. Trong đó, chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ, diếp cá, lá mơ lông, tỏi được cho là các bài thuốc lành tính và an toàn nhất, phù hợp với cả trẻ sơ sinh. Cha mẹ có thể tham khảo cách thực hiện đơn giản dưới đây:

  • Lá hẹ:

    Lá hẹ sở hữu một loạt hoạt chất có tính kháng sinh mạnh như sulfite, odorin và allicin… Chính vì vậy nó có khả năng diệt khuẩn cực mạnh nên trị được bệnh viêm tai giữa. Cha mẹ hãy lấy 1 nắm lá hẹ tươi rửa sạch, xay nát và chắt lấy nước cốt để nhỏ vào bên tai bị viêm của trẻ.

  • Diếp cá:

Decanoyl-acetaldehyd3-oxododecanal là hai hoạt chất có tác dụng tương tự như kháng sinh. Công dụng nổi bật là kháng viêm, diệt virus và vi trùng. Cha mẹ có thể lấy một nắm lá diếp cá đem xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt để nhỏ tai cho con mỗi ngày. Mỗi lần nhỏ chỉ cần dùng 2-3 giọt là đủ.

  • Lá mơ lông:

Loại lá này có chứa iridoid glycosid và các anthraquinon là các hoạt chất sinh học quý giá. Giúp kháng viêm và ức chế hoạt động của các vi sinh vật gây hại. Cha mẹ hãy lấy 1 nắm lá mơ lông đem nướng quăn lại, vò nát và nhét vào tai bị viêm của trẻ qua đêm.

  • Tỏi:

Chất allicin có trong tỏi sở hữu khả năng kháng viêm diệt khuẩn vượt trội và được ứng dụng nhiều trong nghiên cứu thanh trùng. Để trị viêm tai giữa cho trẻ bằng tỏi, cha mẹ chỉ cần lấy một vài tép đem nghiền ná. Bọc trong tờ giấy hoặc khăn xô rồi áp vào tai trẻ. Lưu ý chỉ để trong khoảng 10 phút rồi bỏ ra.

Ưu điểm: nguyên liệu dễ tìm, chi phí rẻ. Phương pháp thực hiện dễ dàng đơn giản. Phù hợp với trẻ viêm tai giữa nhẹ.

Nhược điểm:

+ Tác dụng thuốc chậm, thường mất từ 5-10 ngày mới bắt đầu thấy sự biến chuyển.

+ Có thể dễ bị nhiễm trùng tai nếu cha mẹ làm không cẩn thận.

+ Không dùng cho các trường hợp viêm tai giữa nặng, mãn tính.

Trên đây là các cách xử trí khi trẻ bị viêm tai giữa các mẹ có thể tham khảo. Các mẹ lưu ý chỉ nên áp dụng những phương pháp với trường hợp nhẹ. Nếu trẻ có những biểu hiện nặng, mẹ phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để kịp thời chữa trị.

>>> ĐỌC THÊM: Trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì, kiêng gì?

admin
Cường phế: trị ho đờm, sổ mũi, hen, viêm phế quản. PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng (Trường Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai) 'Cao lỏng Cường Phế thì tôi nghĩ là dùng cho những cháu bị ho, chảy mũi là tốt nhất'